Điểm danh 5 thảo dược chữa bệnh đái tháo đường hiệu quả
14-10-2021
Bệnh đái tháo đường hiện đang trở thành căn bệnh phổ biến không chỉ ở những người tuổi già mà còn ở cả những người trẻ tuổi. Để điều trị căn bệnh này hiện có rất nhiều phương pháp để người bệnh có thể tự lựa chọn cho phù hợp. Ngoài chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và giàu chất xơ thì việc sử dụng các loại cây cỏ có ích cho điều trị bệnh đái tháo đường, hạn chế sự tiến triển của bệnh tật giúp người bệnh hồi phục sức khỏe là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất.
 
  • Bí đao
 

Bí đao chữa đái tháo đường hiệu quả
 
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ bí đao vị ngọt, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Người ta thường sử dụng bí đao để trị bệnh đái tháo đường.
Bài thuốc chữa đái tháo đường bằng bí đao: dùng thịt quả bí đao thu trữ vào mùa hạ - thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy khô, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1 lượng vừa đủ, đem sắc lên bỏ bã và uống khi nước còn ấm.
 
  • Dây thìa canh
 

 Dây thìa canh thu được từ nấu cao dược liệu để chữa đái tháo đường hiệu quả
 
Dây thìa canh là loài cây dây leo cao khoảng 6 -10m, các bộ phận thường dùng là dây và lá. Người ta thường thu hái dây thìa canh vào mùa hạ và thu, sau đó đem về loại bỏ tạp chất, sấy khô để dùng quanh năm.
Cây có vị đắng, tính mát, có độc, có tác dụng tiêu nhiệt lương huyết, tiêu thũng giải độc, hạ đường huyết. Lá dây thìa canh thường được sắc lên uống hàng ngày thay nước trà để điều trị bệnh đái tháo đường. Có thể kết hợp lá dây thìa canh với các thảo mộc như lá ổi, râu ngô…
 
  • Mướp đắng
 

Quả mướp đắng chữa bệnh đái tháo đường
 
Mướp đắng từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh đái tháo đường, quả có vị đắng, tính hàn, lúc còn xanh có tính giải nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu… Dây lá mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ tà nhiệt, thanh tâm, giải lao.
Trong các bài thuốc Đông y người ta thường sử dụng quả mướp đắng làm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, điều hòa đường huyết. Quả mướp đắng phơi khô hoặc sấy khô đem sắc hoặc nghiền nát làm bột trà túi lọc, sử dụng mướp đắng như một loại trà hàng ngày để điều hòa đường huyết, thanh lọc cơ thể. Có thể kết hợp mướp đắng với các thảo dược như lô hội, lá đa búp đỏ, đậu bắp…
 
  • Chè đắng
 

Chữa đái tháo đường bằng chè đắng và cao đinh lăng khô hiệu quả
 
Cây chè đắng là cây mọc hoang ở các cánh rừng nhiệt đới ở nước ta, chúng mọc rải rác ở khắp các vùng núi đá vôi, ven sông, suối, bên các sườn núi. Người ta thường thu hái lá non và búp chè đắng để sao thành trà uống, lá già được lấy về phơi khô nghiền thành bột uống. Bài thuốc có chè đằng kết hợp cùng la hán quả, dây thìa canh, điềm trà sắc lên uống như uống trà sẽ giúp điều hòa đường huyết.
 
  • Lô hội
 

Cây lô hội được nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm đánh giá hiệu quả cho chữa bệnh đái tháo đường
 
Lô hội hay còn gọi là cây nha đam, nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, điều kinh, hạ đường huyết. Lá có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thông tiện thôi kinh, sát trùng, giải độc, hoa lô hội được dùng để thanh nhiệt, lợi thấp nhờ vị ngọt và tính mát của nó.
Người ta thường sử dụng lá lô hội tươi để chữa đái tháo đường bằng cách: gọt bỏ vỏ gai giã nát đem nấu chín và ép lấy nước uống trong ngày hoặc say bằng báy say sinh tố bảo quản ngăn mát tủ lạnh uống cả ngày.