Bài thuốc chữa bệnh tiền liệt tuyến bào gồm: Hoàng Liên, Chi tử, trạch tả, Xích thược, sinh cam thảo, Hoàng bá, mộc thông, sinh địa.
Bài thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến
Các Thành phần trong bài thuốc:
1. Hoàng liên
Theo Đông y: Hoàng liên có vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại trường. Có tác dụng tả hỏa, giải độc, táo thấp, chữa sốt, nôn ra máu, tâm phiền, tả lỵ, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét miệng, khinh phấn. Lưu ý không sử dụng hoàng liên trong các trường hợp: Bệnh nhân huyết ít, tỳ vị hư nhược, khí hư, trẻ con lên đậu, đi tả.
Chữa lỵ: có tác dụng cả lỵ amip và lỵ khuẩn.
2. Chi Tử
Theo y học cổ truyền phương Đông: Chi tử có vị đắng, tíng lạnh, hơi hàn, vào các kinh Tâm, Phế và Tam tiêu; Tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp, cầm máu, chữa sốt, họng đau, người bồn chồn, miệng khát, da vàng, khó ngủ, mắt đỏ, chảy máu cam, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu, thổ huyết, lỵ ra máu, …
Ngoài ra, sử dụng ở dạng đơn độc, quả chi tử hiện nay còn được các nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm cao quả chi tử bào chế là thuận tiện cho việc sử dụng mà hiệu quả mang lại không bị giảm đi.
3. Trạch tả
Trạch tả chủ yếu có tác dụng thông tiểu, điều trị bệnh thuỷ thũng trong bệnh viêm thận. Sắc nước trạch tả uống hoặc dùng riêng hay có thể phối hợp với các vị thuốc khác dùng để chữa sỏi thận và giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
4. Xích Thược
Theo sách y học cổ ghi lại rằng: bạch thược bổ, xích thược tả, bạch thược thu liễm, còn xích thược thì tán, bạch dược có sức liễm âm, ích huyết, xích thước có năng lục tán tả hành huyết.
5. Sinh Cam thảo
nấu cao dược liệu cam thảo
Sưu tầm từ sách y dược cổ truyền phương đông chỉ ra tác dụng của sinh cam thảo:
+ Ôn trung, chỉ khát, hạ khí, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược.
+ Kiện cân cốt, trưởng cơ nhục, giải độc, bội lực.
+ An hồn, định phách, bổ ngũ lao, thông cửu khiếu, dưỡng khí, thất thương, lợi bách mạch, ích tinh.
+ Bổ trung, nhuận Phế, ích khí, chỉ khai, hoãn cấp, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống.
+ Thông hành 12 kinh, giải độc, nhuận Phế, ích khí, hoãn cấp.
5. Hoàng Bá
Hoàng bá là loại dược liệu bổ, có vị đắng, có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, chữa tiêu chảy, bệnh do khuẩn ở ruột lỵ. Hoàng bá còn có thể dùng để rửa mặt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương và làm thuốc nhuộm, đồng thời có thể thay thế cho hoàng liên chế becberin chữa giun. Sử dụng ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoăc cao dược liệu khô.
Theo Đông y, Hoàng bá có vị đắng, tính lạnh, không độc có tác dụng tả hoả, giải nhiệt, dùng làm thuốc kiện vị, ngoại khoa chữa bệnh ngoài da và mắt, phụ nữ bị xích bạch đới, còn dùng chữa hoàng đản, trĩ hậu môn.
6. Mộc Thông
Tính chất của Mộc thông theo tài liệu cổ: Mộc thông có vị đắng, tính hàn, vào các kinh: tâm, phế, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tâm hỏa, thông huyết mạch, thanh phế nhiệt, lợi tiểu tiện. Sử dụng Mộc thông để chữa thấp nhiệt lâm bệnh, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phụ nữ kinh bế, tắc sữa.
Mộc thông là một vị thuốc có thể chữa kinh nguyệt bế tắc nhưng chú ý không nên dùng cho phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều.
7. Sinh Địa
Sinh địa có tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu và cầm máu.