Atiso là dược liệu rất tốt cho sức khỏe
14-10-2021

Atisô là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhiều người khá ưa chuộng sử dụng atisô để chế biến món ăn hằng ngày.

Atisô còn có công dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giúp giải nhiệt, phục hồi chắc năng gan, đặc biệt là ngăn ngừa một số ung thư...

Theo Đông y, dược liệu từ lá cây Atisô có vị đắng, tác dụng lợi tiểu, lợi mật, điều trị bệnh thấp khớp và bệnh phù. Dược liệu Atisô còn được dùng làm thuốc chữa viêm thận cấp và mạn tính, thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, sưng đau khớp xương, nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

cao atiso - novaco
Hoa atiso tốt cho sức khỏe

Trong Atisô có chứa các hoạt chất khoáng như phospho, sắt, mangan, các vitamin: A , B1, B2, C, calori. Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, trợ tim, chống độc, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, lợi tiểu, tăng tiết sữa cho sản phụ.

Có thể dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc nước uống hoặc bào chế bằng phương pháp nấu cao dược liệu, với liều 2-10g một ngày, cũng có thể sử bào chế thành cao atiso nước hay khô hoặc mềm để làm thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch.

Atisô được coi như là một loại “thần dược” đối với các chứng bệnh gan, nó cso tác tác dụng giải nhiệt và thải độc tố trong gan. Uống trà Atiso thường xuyên làm cho làn da mịn mang và tươi sáng hơn, ngăn ngừa mụn nhọt, khô ráp.

Theo từ điển dược học, sử dụng Atisô hay các chế phẩm từ Atisô vốn đã được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm bài tiết thải độc, kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa. Sử dụng cụm hoa Atisô của cây còn non để luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

Thân và rễ cây Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá. Hoa cây Actisô dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, đau gan, ăn uống không tiêu, đau dạ dày, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp…

Các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, sử dụng chiết xuất từ nhà cung cấp nguyên liệu dược Atiso không gây tác dụng phụ hay dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên Atisô với liều lượng cao đôi khi cũng có thể gây dị ứng, đã có trường hợp dị ứng do nhạy cảm chéo với chất arnica chrysantheme và pyrethrum có trong Atisô. Ngoài ra, những biến chứng phụ do Atisô gây ra như hại gan, suy nhược cơ thể, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng.