DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THỰC PHẨM
04-04-2017

Đăng ký thực phẩm

Theo quy định của nhà nước, để các sản phẩm thực phẩm bao gồm các loại đồ hộp và  thực phẩm chế biến công nghiệp khác được lưu hành trên thị trường thì thương nhân cần phải làm thủ tục đăng ký sản phẩm. Trên thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp đều vướng mắc ở khâu lập hồ sơ đăng ký thực phẩm lưu hành.

Căn cứ pháp lý của việc đăng ký thực phẩm

- Theo nghị định số 163/2004/NĐ-CP 07/9/2004 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
- Theo pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 - 26/7/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2003
- Theo thông tư số 13/2010/TT-BYT - 12 / 05 / 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm có hiệu lực thi hành từ 10/07/2010

Quy định về đăng ký thực phẩm

Các loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm cũng như chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.
 
Những sản phẩm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố.
Những sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu đã có công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Các chú ý về đăng ký thực phẩm

Những loại thực phẩm không bảo quản được lâu không cần phải làm thủ tục đăng ký thực phẩm.
Những sản phẩm có chất lượng không ổn định hoặc sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày cũng như các sản phẩm sản xuất theo thời vụ có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường cũngkhông bắt buộc phải đăng ký thực phẩm.